image banner
Bài tuyên truyền về nhân quyền
UBND xã Đức Long tuyên truyền các thành tựu đã đạt được về nhân quyền đối với cộng đồng thế giới

UBND XÃ ĐỨC LONG

BAN VĂN HÓA-TT

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ NHÂN QUYỀN

Thực hiện Kế hoạch số 81/KH-BCĐ ngày 16/6/2023 của Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Ninh Bình về việc triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo quyền con người nhân kỷ niệm 75 năm ngày nhân quyền thế giới (10/12/1948 – 10/12/2023) UBND xã Đức Long xin gửi tới toàn thể bà con nhân dân trên địa bàn xã một số nọi dung liên mà Việt nam đã đạt được trong việc bảo đảm về nhân quyền đối với cộng đồng thế giới.

Ngày 11/10/2022, trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 77, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiêu bầu 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. Việt Nam đã trúng cử và sẽ bắt đầu nhiệm kỳ thành viên từ ngày 01/01/2023.  Đây là lần thứ 2 Việt Nam trúng cử vào làm thành viên HĐNQ LHQ.

Việt Nam trúng cử vào HĐNQ LHQ trong bối cảnh có nhiều cạnh tranh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cạnh tranh nước lớn phức tạp, có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần khẳng định chủ trương, quan điểm đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về đặc biệt coi trọng và phát huy hiệu quà nhân tố con người trong phát triển đất nước.

Việc trúng cử không chỉ minh chứng sự nỗ lực bền bỉ của Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người, mà còn khẳng định sự ủng hộ, tín nhiệm cũng như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng và có trách nhiệm của Việt Nam vào thúc đẩy quyền con người trên thế giới. Đây sẽ là cợ hội lớn để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của LHQ và cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy những giá trị về quyền con người, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội.

Vấn đề thúc đẩy và bảo đảm quyền con người được xác định là một trong ba trụ cột chính của LHQ, cùng với các vẩn đề an ninh, hòa bình và phát triển. HĐNQ trực thuộc ĐHĐ LHQ được thành lập năm 2006 là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người của trong hệ thống LHQ, có chương trình nghị sự trải rộng trên 10 đề mục, một mặt bám sát các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người, mặt khác cũng phản ánh rõ nét những ưu tiên, chiến lược lớn của các nước và các nhóm nước trong lĩnh vực này và có một hệ thống các cơ quan, cơ chế trực thuộc đặc biệt, được quan tâm và tham gia rộng rãi, đầy đủ nhất là Cơ chế Rà soát định kỳ Phổ quát (UPR).

Hoạt động của HĐNQ ngày càng gắn trực tiếp hơn với các trọng tâm của LHQ và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, như phát triển bền vững (thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững), ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, các nhóm thiểu số,người di cư...).

Đồng thời, HĐNQ xem xét, thảo luận về tình hình tại hầu hết các điểm nóng, các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang có nguy cơ xảy ra vi phạm quyền con người trên phạm vi toàn thê giới.

HĐNQ gồm 47 nước thành viên, nhiệm kỳ 03 năm, phân bổ theo 05 khu vực địa lý do ĐHĐ LHQ bầu ra. Với vị trí và tầm quan trọng của mình, kể từ khi thành lập, HĐNQ luôn được các nước quan tâm tham gia, cùng với Hội đồng Bảo an trở thành những cơ quan trong hệ thống LHQ được các nước quan tâm ứng cử nhiều nhất. Trong đó nhiều nước liên tiếp ứng cử làm thành viên HĐNQ (Trung Quốc, Cuba, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Mỹ,...). về cơ bản, khi tham gia HĐNQ, mục đích chính của các nước là để đề cao đường lôi, chính sách, thành tựu về quyền con người, thúc đẩy các ưu tiên, sáng kiến phù họp với lợi ích của mình; đồng thời tranh thủ thông tin, giải thích, vận động, đấu tranh, phản bác các quan đỉểm sai lệch về tình hình nhân quyền ở nước mình.

Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Ta tham gia tích cực các hoạt động của HĐNQ, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như tham gia Nhóm Nòng cốt tại HĐNQ về “Biến đổi khí hậu và nhân quyền”, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đổi với các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em...).

Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2016, Việt Nam là đại diện của Nhóm CA-TBD trong Nhóm làm việc về tình hình theo cơ chế Thủ tục khiếu nại của HĐNQ và đàm nhiệm vaỉ trò Điều phối viên ASEAN tại HĐNQ.

Tham gia HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 sắp tới, Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên thúc đẩy các sáng kiến, giải pháp trong các lĩnh vực như quyền được sống trong hòa bình, quyền phát triển, quyền của các nhỏm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, quyền tiếp cận y tể, giáo dục, việc làm, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh...

Với sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ trong cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cùng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội đồng Nhân quyền, chung taỵ với cộng đồng quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, mọi ngườỉ dân và mọi quôc gia, dân tộc đều thụ hưởng thành quả phát triển và tiên bộ xã hội, không ai bị bỏ lại ờ phía sau.

Sự tích cực của Việt Nam tại nhiệm kỳ thành viên HĐNQ LHQ 2023-2025, Việt Nam trong xây dựng, phát triển, phục hồi kinh tế đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xâỵ dựng Nhà nước pháp quyền, bào đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người, quyền công dân.

Việt Nam thực hiện theo Hiến chương Liên hợp quốc, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và các cơ chế của Hội đồng, đóng góp vào nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng; Bào vệ các nhóm dễ tổn thương và đấu tranh chống bạo lực và phân biệt đối xử với các nhóm này; Thúc đẩy bình đẳng giới.

Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong ứng phó với biển đổi khí hậu, nhất là trong việc bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.

Thúc đẩy và bảo đảm quyền con người trong thời đại chuyển đổi số.

Thúc đẩy việc bảo đảm quyền sức khỏe, nhất là các nội dung liên quan đến quyền con người trong ứng phó với đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Thúc đẩy và bảo đàm quyền của người dân có việc làm thỏa đáng, đóng góp vào nỗ lực chung thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững.

Thúc đẩy và bảo đảm quyền giáo dục có chất lượng, trong đó bao gồm cả giáo dục về quyền con người nhằm nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật. Đây là các lĩnh vực ta có nhiều thành tựu, có các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ thành viên HĐNQ LHQ 2023-2025’./.

Đinh Thanh
  • Từ khóa :
Tin mới
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

Bản quyền thuộc UBND Xã Đức Long

Chịu trách nhiệm:

Địa chỉ: Huyện Nho Quan, Ninh Bình

Điện thoại: